Chiều 25.10,ởYtếTPĐàNẵngKhókiểmsoátloạihìnhdịchvụthẩmmỹtiểu cầu là gì tại buổi họp báo quý 3/2023, bác sĩ Trần Thanh Thủy, Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế TP.Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, Sở tăng cường công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo các đơn vị ngành liên quan phối hợp kiểm tra, hậu kiểm đối với các cơ sở cấp phép kinh doanh có nội dung về hoạt động thẩm mỹ cũng như các cơ sở y tế thực hiện danh mục kỹ thuật có phạm vi về thẩm mỹ.
Bà Thủy cho hay, trong năm 2023, ngành y tế đã tổ chức thanh tra liên ngành tại 50 cơ sở thẩm mỹ trên địa bàn TP và xử phạt các cơ sở có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật trong thực hiện dịch vụ.
Trên thực tế, loại hình này có 2 hình thức hoạt động. Thứ nhất, là những cơ sở y tế được cấp phép khám chữa bệnh thực hiện danh mục kỹ thuật có phạm vi tạo hình. Đây là những cơ sở đòi hỏi phải có cán bộ y tế thực hiện, Sở Y tế và cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động. Trên địa bàn TP.Đà Nẵng có khoảng 30 cơ sở.
"Tuy nhiên, loại hình chiếm số lượng lớn trong cộng đồng và khó kiểm soát là loại hình dịch vụ thẩm mỹ. Đây là loại hình không yêu cầu cán bộ y tế được cấp phép hoạt động dịch vụ mà họ được thực hiện bộ hồ sơ tự công bố đủ điều kiện dịch vụ thẩm mỹ. Những dịch vụ này được hạn chế bởi những kỹ thuật không được phép triển khai", bà Thủy nói.
Liên tục phát hiện các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ vi phạm
Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế TP.Đà Nẵng thông tin, trên địa bàn Đà Nẵng có 92 cơ sở dịch vụ thẩm mỹ thực hiện cấp phép và công bố hồ sơ đủ điều kiện. Sở Y tế đã công khai, cập nhật hằng tháng danh sách các cơ sở này cũng như gửi toàn bộ thông tin về cho các trung tâm y tế quận, huyện để phối hợp quản lý.
"Rất cần sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng mới có hiệu quả được, đó là vai trò của truyền thông để người dân nhận rõ được tác hại của việc sử dụng dịch vụ thẩm mỹ không đảm bảo quy định. Đây là những vụ việc nếu không phát hiện sẽ tiềm ẩn nguy cơ rất lớn. Người dân cần tự bảo vệ mình", bà Trần Thanh Thủy nói.
Theo bà Thủy, giải pháp nữa là cần tăng cường quản lý. Hiện 7 quận, huyện có số cơ sở được lồng ghép trong các dịch vụ masage, spa rất đa dạng với khoảng 500 cơ sở. Ngoài ra, rất cần vai trò quản lý địa bàn của UBND các quận, huyện cũng như các cơ quan nghiệp vụ như công an phát hiện và xử lý nghiêm minh để răn đe các cơ sở có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Tại TP.Đà Nẵng, thời gian qua, lực lượng chức năng liên tục phát hiện các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ vi phạm các điều kiện hoạt động. Trong ngày 25.10, Công an Q.Thanh Khê cho biết, đơn vị vừa phát hiện cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ ID Korea (địa chỉ 265 - 267 Hùng Vương) do ông Đ.X.T (28 tuổi, trú H.Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) làm chủ có nhiều sai phạm.
Cụ thể, cơ sở thẩm mỹ này được UBND Q.Thanh Khê cấp giấy phép kinh doanh ngành nghề dịch vụ phun thêu xăm thẩm mỹ. Tuy nhiên, vào chiều 24.10, khi kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và y tế tại đây, Công an Q.Thanh Khê đã phát hiện nhân viên của cơ sở là L.T.H (24 tuổi, trú H.Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đang thực hiện dịch vụ nâng ngực cho một khách hàng dù không có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Theo Đội Cảnh sát kinh tế - môi trường, đáng chú ý, khi khách hàng liên hệ, các nhân viên cơ sở thẩm mỹ ID Korea đều giới thiệu L.T.H là "bác sĩ thẩm mỹ giỏi nhất Đà Nẵng". Trên thực tế, H. thừa nhận chỉ mới tốt nghiệp THPT.