Xs Daklak

Tối qua (11.11), CNN dẫn thông báo từ quân đội Israe công ty dịch thuật

【công ty dịch thuật】Thế trận xung đột Hamas

Tối qua (11.11),ếtrậnxungđộcông ty dịch thuật CNN dẫn thông báo từ quân đội Israel cho hay lực lượng này đã giành quyền kiểm soát 11 đồn quân sự của Hamas ở Dải Gaza. Quân đội Israel còn tuyên bố đã kịp thời phá hủy một chiếc xe đầy thuốc nổ đậu gần một khu vực có các binh sĩ Israel. Tel Aviv cũng thông báo phá hủy một đường hầm của Hamas. Kèm theo đó, Hải quân Israel tấn công các mục tiêu quân sự bên trong trại tị nạn Al Shati, nằm gần bờ biển ngay phía bắc TP.Gaza.

Thế trận xung đột Hamas - Israel ở Dải Gaza - Ảnh 1.

Khói bốc lên từ một khu vực ở Dải Gaza bị Israel không kích vào ngày 11.11

AP

Xung đột vẫn liên tục tiếp diễn giữa lúc Israel nỗ lực phá hủy, kiểm soát các mục tiêu quân sự của Hamas tại Dải Gaza. Trong đó, quân đội Israel bị cho là đang đối mặt thách thức lớn khi tìm cách phá hủy mạng lưới hầm ngầm có tổng chiều dài lên đến hơn 500 km mà Hamas xây dựng chằng chịt ở Dải Gaza. Israel đã triển khai nhiều lực lượng đặc nhiệm chuyên trách phá hủy hầm ngầm cũng như tác chiến trong hầm ngầm. Kết hợp với đó còn có nhiều loại khí tài, phương tiện như tên lửa phá boong ke, các loại robot và máy bay không người lái (UAV) tầm ngắn được vũ trang.

Trả lời Thanh Niênngày 11.11, một chuyên gia tình báo quân sự Mỹ đánh giá: "Cuộc xung đột Hamas - Israel đang đến hồi quyết liệt. TP.Gaza bị bao vây và giao tranh đang diễn ra cục bộ. Phần lớn lực lượng Hamas bị mắc kẹt. Ban lãnh đạo sẽ cố gắng trốn sang Ai Cập trong thời gian giao tranh tạm dừng".

Thế trận xung đột Hamas - Israel ở Dải Gaza - Ảnh 2.

Một số biện pháp của Israel để tấn công hầm ngầm của Hamas

Tổng hợp

"Gần đây, các nhà hoạt động vì hòa bình cũng như những người ủng hộ Hamas đang gia tăng áp lực buộc Israel và Mỹ phải chấm dứt giao tranh. Trong bối cảnh đó, việc Israel đồng ý "dừng bắn xen lẫn" có 2 mục đích", ông phân tích thêm và chỉ ra: Về mặt chính trị, Israel hy vọng sẽ giảm bớt áp lực về lệnh ngừng bắn kéo dài để cho phép dân thường di tản và hàng hóa nhân đạo đến được với những người vẫn còn ở TP.Gaza.

Về mặt quân sự, theo vị chuyên gia, việc dừng bắn xen lẫn cho phép Israel luân chuyển và tiếp tế cho các đơn vị trong khu vực chiến đấu. "Thực tế, tác chiến của bộ binh trong môi trường đô thị rất căng thẳng, mệt mỏi và tiêu tốn nhiều đạn dược, vũ khí chuyên dụng. Binh sĩ phải tiêu hao rất nhiều nước trong cái nóng đó và họ nhanh chóng mệt mỏi. Quân mệt mỏi dễ mắc sai lầm dẫn đến tỷ lệ thương vong cao. Vì vậy, Israel cần luân chuyển quân, cho nghỉ ngơi và tiếp tế những người đã chiến đấu. Nhờ đó, Israel vẫn duy trì áp lực lên Hamas và các lực lượng khác", vị chuyên gia tình báo quân sự phân tích.

Ông cho rằng xung đột sẽ còn tiếp tục ít nhất thêm khoảng 30 ngày nữa. "Sau khi thành trì chính của Hamas thất thủ, có lẽ trong khoảng 2 tuần nữa Israel sẽ chuyển sang "dọn dẹp", nghĩa là truy lùng các thủ lĩnh còn sống sót. Tôi hy vọng đến giai đoạn chuyển sang năm mới 2024, Thủ tướng Benjamin Netanyahu sẽ tuyên bố kết thúc chiến dịch quân sự".

Liên quan vấn đề này, xuất hiện trên Đài Fox của Mỹ ngày 9.11, ông Netanyahu khẳng định: "Chúng tôi không tìm cách chinh phạt Gaza, chúng tôi không tìm cách chiếm đóng Gaza và chúng tôi không tìm cách cai trị Gaza". Ông Netanyahu cho rằng cần thiết lập một chính phủ dân sự ở Gaza, nhưng Tel Aviv muốn đảm bảo rằng từ Dải Gaza sẽ không phát sinh một cuộc tấn công nào nhằm vào Israel như vụ ngày 7.10. 

HĐBA LHQ xem xét tình hình nhân đạo ở Gaza

CNN ngày 11.11 đưa tin các quan chức LHQ nêu tình hình nhân đạo ở Dải Gaza trong một phiên họp của HĐBA, trong khi đại diện của Israel và Palestine tranh cãi về việc các cơ sở y tế bị đánh phá.

Cuộc họp bắt đầu bằng một phút mặc niệm dành cho các nạn nhân thiệt mạng người Palestine, Israel, các nước khác, cũng như giới chức LHQ và các nhà báo tại Gaza và Bờ Tây. Mô tả tình hình nghiêm trọng ở Gaza, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus nói rằng các nhà xác quá tải, phẫu thuật thiếu thuốc mê, hàng chục ngàn người đang trú ẩn tại các bệnh viện. Ông cho biết cứ 10 phút có một trẻ em thiệt mạng, trong bối cảnh "không ai và không nơi đâu an toàn" ở Gaza. Theo ông, một nửa trong số 36 bệnh viện ở Gaza và 2/3 trung tâm y tế không hoạt động, với số còn lại bị quá tải.

Đại sứ Riyad Mansour, quan sát viên thường trực của Nhà nước Palestine tại LHQ, kêu gọi các thành viên LHQ "ngăn chặn sự thảm sát", cáo buộc Israel nhằm vào các bệnh viện và khiến người Palestine phải rời bỏ nhà cửa. Về phần mình, Đại sứ Israel tại LHQ Gilad Erdan gay gắt chỉ trích các quan chức LHQ báo cáo tại HĐBA. Ông cáo buộc Hamas dùng bệnh viện làm căn cứ và xe cứu thương làm phương tiện di chuyển.

Khánh An

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap