Khu liên hợp cho thuê với giá rất rẻ
Kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác quản lý,ỗhổnggâythấtthungânsáchởKhuliênhợpthểthaoMỹĐìnằm mơ thấy sử dụng đất đai, tài sản công từ ngày 1.1.2009 đến 31.12.2018 ở Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (viết tắt khu liên hợp) đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho phép Thanh tra Chính phủ chuyển thông tin (tài liệu, hồ sơ, chứng cứ) cho Bộ Công an để làm rõ 2 nội dung có dấu hiệu vi phạm. Theo đó, một trong 2 nội dung là vi phạm quy định của pháp luật về đất đai, về quản lý sử dụng tài sản nhà nước, tài sản công, thuộc đối tượng phải nộp tiền thuê đất nhưng chưa nộp ngân sách nhà nước số tiền lớn, gây thất thu ngân sách nhà nước.
Theo báo cáo thanh tra, trong suốt quá trình cho thuê mặt bằng các khu đất, khu liên hợp chưa nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế; không làm đầy đủ thủ tục khi cho thuê đất theo quy định; không thực hiện công khai (từ năm 2009 - 2012), cố ý không thực hiện công khai (từ năm 2013) các hợp đồng cho thuê mặt bằng tại các khu đất.
Một trong những lỗ hổng khiến ngân sách nhà nước bị thất thu, liên quan đến hoạt động cho bên thứ ba thuê mặt bằng của doanh nghiệp hợp tác với khu liên hợp. Các hợp đồng đều có quy định doanh nghiệp không được cho thuê lại mặt bằng, nhưng hầu hết các doanh nghiệp này đều cho bên thứ ba thuê mặt bằng, giá cho thuê lại cao gấp nhiều lần giá khu liên hợp cho thuê (năm 2018, khu liên hợp ký hợp đồng với 17 doanh nghiệp nhưng thực tế có 144 doanh nghiệp sử dụng mặt bằng đất).
Bê bối nghiêm trọng ở sân Mỹ Đình: Nợ thuế ngàn tỉ, cơ sở xuống cấp
Ngày 5.10, Bộ VH-TT-DL đã nhận được câu hỏi của cơ quan có thẩm quyền về khu liên hợp: "Mới đây, TAND Q.Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã tuyên án Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình thua kiện trong vụ án dân sự liên quan đến Công ty Hải Yến, phải đền bù gần 12 tỉ đồng cho nguyên đơn. Đề nghị Bộ VH-TT-DL cho biết về tình hình việc thực hiện nội dung kết luận thanh tra liên quan đến Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình và các kế hoạch, giải pháp trong thời gian tới". Bộ sẽ phải sớm trả lời trong đầu tuần tới.
Trung Ninh
Theo tài liệu mà Thanh Niênđược cung cấp, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực đã ký hợp đồng thuê đất tại khu liên hợp với diện tích khoảng vài nghìn mét vuông để kinh doanh nhà hàng, triển lãm. Hợp đồng giữa khu liên hợp và doanh nghiệp này có thời hạn 10 năm; trong 3 năm đầu tiên, doanh nghiệp nộp 648 triệu đồng/năm tiền lợi ích phát sinh từ việc hợp tác (54 triệu đồng/tháng). Trong các năm thứ ba và thứ tư của hợp đồng, tiền lợi ích phát sinh tăng lên hơn 700 triệu đồng/năm (xấp xỉ 60 triệu đồng/tháng), con số sau đó tiếp tục tăng ở các năm tiếp theo, rơi vào khoảng 65 - 70 triệu đồng/tháng.
Bên thứ ba thuê lại với giá cao hơn gấp 16 lần
Tuy nhiên, doanh nghiệp này sau đó lại cho bên thứ ba thuê lại mặt bằng (hoặc một phần mặt bằng) ở khu liên hợp với giá 900 triệu đồng/tháng (10,8 tỉ đồng/năm). Trong khi, như vừa đề cập ở trên, khu liên hợp cho thuê chỉ 54 triệu đồng/tháng. Như vậy mức giá cho thuê lại này cao hơn 16 lần so với giá mà khu liên hợp ký cho thuê với doanh nghiệp. Dù trong hợp đồng giữa đôi bên có điều khoản ghi rõ doanh nghiệp không được cho bên thứ ba thuê đất và tài sản trong phần diện tích mà khu liên hợp quản lý. Điều đáng lưu ý nữa, doanh nghiệp đã "phân lô" đất thuê của khu liên hợp, để cho không chỉ 1 đối tác thuê, mà có thể từ 2 đến 3 đối tác khác nữa. Và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được là cực lớn, trong khi chỉ bỏ ra số tiền "cỏn con" để thuê đất Mỹ Đình.
KHU LIÊN HỢP HOÀN TOÀN KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
Lãnh đạo khu liên hợp trong thời kỳ từ năm 2009 - 2018 đã giảm trừ tiền, thời gian, tính tiền thuê mặt bằng cho 15 doanh nghiệp với lý do không rõ ràng, chưa khách quan, không được thông qua Đảng ủy, Ban Giám đốc, công đoàn; cho 7 doanh nghiệp thuê mặt bằng với đơn giá thấp hơn trong Quy chế quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở vật chất. Khu liên hợp cũng chưa thu được hết tiền cho thuê mặt bằng của một số doanh nghiệp.
Số tiền vi phạm của khu liên hợp được phát hiện qua quá trình thanh tra là gần 777 tỉ đồng, trong đó có 658 tỉ đồng là tiền thuê đất chưa nộp và chậm nộp. Hiện khu liên hợp đã nợ thuế gần 900 tỉ đồng, không còn khả năng chi trả, dẫn đến tình trạng nợ thuế kéo dài. Cơ quan thuế đang thực hiện biện pháp cưỡng chế, trích thẳng khoản nợ từ tài khoản của khu liên hợp.
Thử tưởng tượng, nếu khu liên hợp cho doanh nghiệp thuê với mức giá gần tương đương giá doanh nghiệp cho bên thứ ba thuê, tiền thuế đất nhà nước có thể thu được trong 10 năm hợp đồng theo thỏa thuận hợp tác là bao nhiêu? Doanh nghiệp thuê đất của khu liên hợp với giá thấp, sau đó cho bên thứ ba thuê với giá rất cao để hưởng chênh lệch, ai là người hưởng lợi?